Bộ Quốc phòng Anh hồi tháng 7 nhận định trực thăng vũ trang Ka-52 là "một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất của Nga" tại chiến trường Zaporizhzhia,óthểđãkhắcchếđượcCásấsex nhật bởi chúng đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Ukraine trong chiến dịch phản công ở đây.
Trong giai đoạn đầu phản công, hàng loạt xe tăng, thiết giáp hiện đại được phương Tây viện trợ cho Ukraine đã bị phá hủy, khi chúng mắc kẹt trong bãi mìn và trở thành mục tiêu cho tên lửa chống tăng phóng từ trực thăng Ka-52.
Gian Gentile, chuyên gia tại hãng phân tích RAND có trụ sở tại Mỹ, cho biết Ka-52, mẫu trực thăng có biệt danh "Cá sấu bay", có thể tấn công xe tăng từ khoảng cách rất xa, nằm ngoài tầm phản kích của hệ thống phòng không Ukraine. Điều này giúp Ka-52 bay lơ lửng ở sau phòng tuyến Nga, liên tục tung ra các đòn tập kích nhắm vào tăng thiết giáp Ukraine mà đối phương không có phương án đối phó.
Tuy nhiên, đến giữa tháng 8, tình hình thay đổi khi trực thăng "Cá sấu bay" vắng bóng trên chiến trường Zaporizhzhia, khi Ukraine đẩy mạnh nỗ lực phản công và thọc sâu vào phòng tuyến Nga.
"Lực lượng Ukraine dường như đã tìm ra phương án bắn hạ trực thăng Ka-52, khiến Nga giảm bớt việc sử dụng không quân ở tây Zaporizhzhia do sợ mất phi công và máy bay", Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), trụ sở tại Washington, nhận định.
Thay vào đó, Nga đang tăng cường triển khai trực thăng tới các mặt trận khác như Kherson và Lugansk, nơi Ukraine không tập trung lực lượng phản công. Đây dường như cũng là nỗ lực bù đắp cho năng lực chiến đấu đang suy giảm trên mặt đất, do nhiều đơn vị đã được điều đến Zaporizhzhia để đối phó đà tiến công của Ukraine.
Ka-52 là trực thăng tấn công hai chỗ ngồi được Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 1980. Máy bay sử dụng hệ thống cánh quạt đồng trục với hai bộ cánh quạt quay ngược chiều nhau, cho phép nó thực hiện các động tác cơ động rất linh hoạt, không thua kém gì máy bay cánh bằng.
Trực thăng Ka-52 có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, cũng như tấn công mục tiêu di động và cố định của đối phương như công sự, xe thiết giáp, bộ binh và cả máy bay ở độ cao thấp.
Ngoài pháo tự động cỡ nòng 30 mm, Ka-52 có thể mang theo hai tấn vũ khí gồm rocket, bom, tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr và Kh-25L dẫn đường bằng laser gắn dưới 6 mấu treo ở hai bên thân.
ISW không cho biết quân đội Ukraine đã sử dụng phương án gì để khắc chế trực thăng Ka-52, nhưng trang Defense Expressnhận định tên lửa phòng không vác vai RBS-70 mà Thụy Điển mới chuyển giao cho Ukraine có thể là "chìa khóa" giúp Kiev hóa giải "Cá sấu bay".
Tên lửa RBS-70 sử dụng tia laser để dẫn dường thay vì dầu dẫn hồng ngoại, giúp nó đối phó hiệu quả với mồi bẫy nhiệt của trực thăng. Gói nâng cấp BOLIDE giúp tên lửa RBS-70 đạt tốc độ Mach 2 (gấp hai lần vận tốc âm thanh), tầm bắn tới 8 km, giúp chúng tấn công trực thăng ở sau phòng tuyến Nga.
Nico Lange, chuyên gia về Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich, cho biết quân đội Ukraine đã "bắn hạ từng chiếc" Ka-52 khi tiến sâu hơn vào phòng tuyến Nga. Từ khoảng 100 trực thăng Ka-52 ở thời điểm đầu chiến sự, Nga tới nay chỉ còn khoảng 25 chiếc.
Zaporizhzhia là một trong các mặt trận chính trong cuộc phản công quy mô lớn được Ukraine phát động hồi đầu tháng 6, với mục tiêu là cắt đứt hàng lang trên bộ nối vùng Donbass với bán đảo Crimea do Nga kiểm soát và mở đường ra biển Azov.
Cuộc phản đông của Ukraine diễn ra chậm chạp do quân đội Nga đã chuẩn bị sẵn mạng lưới phòng tuyến chằng chịt và các bãi mìn dày đặc để đối phó. Theo báo cáo của ISW, việc Ukraine tìm ra cách đối phó Ka-52 không làm suy giảm năng lực phòng thủ của Nga tại mặt trận Zaporizhzhia.
"Quân đội Nga dường như đang tăng cường sử dụng UAV để ngăn cản đà tiến của lực lượng Ukraine, trong khi pháo binh Nga tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các cuộc tập kích của đối phương", báo cáo có đoạn.
Phạm Giang(Theo Business Insider, Economist)